Menu
  1. GIỚI THIỆU
  2. TIN TỨC
  3. KHÁM CHỮA BỆNH
  4. TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HTQT
  6. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TUYẾN
  7. ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN
  8. VĂN BẢN NỘI BỘ

TIN TỨC TRONG NƯỚC

Nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ gene trong tuyển chọn Vận động viên”.

Chiều ngày 17/7/2014, Bệnh viện Thể thao Việt Nam tổ chức nghiệm thu thành công cấp cơ sở đề tài cấp bộ (2012-2014) Ứng dụng công nghệ gene trong tuyển chọn Vận động viên” do Bệnh viện Thể thao Việt Nam chủ trì, Tiến sỹ Lê Đức Chương làm chủ nhiệm đề tài.

Hội đồng nghiệm thu đề tài gồm có 7 thành viên do Giáo sư, Tiến sỹ Lưu Quang Hiệp Trường đại học Thể dục thể thao Từ sơn làm Chủ tịch hội đồng. Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về ứng dụng công nghệ gene trong tuyển chọn VĐV. Có nhiều gene liên quan đến thể thao thành tích cao nhưng nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu vào 2 gene là ACE và ACTN3 được lấy từ các mẫu tế bào niêm mạc miệng và mẫu máu khô trên thẻ FTA card của 88 VĐV cao cấp điền kinh, bơi lội ở các cự ly khác nhau và 40 sinh viên chuyên TDTT tình nguyện. Đây là 2 gene đặc chưng nhất ảnh hưởng đến thành tích của VĐV thành tích cao môn điền kinh và bơi lội.

Đề tài nghiên cứu đã thực hiện thành công các nội dung nghiên cứu như sau:

  • Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu, giải mã gene người nói chung và gene của các tài năng thể thao nói riêng.
  • Xác định, phân tích kiểu gen ACTN3 và ACE của VĐV hiện có của Việt Nam đạt thành tích cao điền kinh, bơi lội. Từ đó luận giải, lựa chọn kiểu gene có ưu thế ứng dụng trong việc tuyển chọn ban đầu và phân loại VĐV.
  • Đề xuất các hướng nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo để ứng dụng công nghệ gene như một phương pháp hỗ trợ trong công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV thành tích cao của thể thao của Việt Nam.
  • Đề xuất, kiến nghị và đưa ra các giải pháp thực hiện việc ứng dụng công nghệ gene như một phương pháp hỗ trợ tuyển chọn, đào tạo VĐV.

Hội đồng nghiệm thu đề tài thống nhất nghiệm thu đề tài này. Hội đồng đã đánh giá cáo về tính khoa học, độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu, mức độ chất lượng, tính đầy đủ, xác thực và logic của kết quả nghiên cứu. Hội đồng cũng thống nhất với kiến nghị của nhóm nghiên cứu là cần phải mở rộng số lượng VĐV, nhóm đối chứng và nghiên cứu trên nhiều gene khác để xây dựng một quy trình tuyển chọn và đào tạo VĐV hoàn chỉnh sử dụng đầy đủ và hiệu quả các thông tin di truyền, nhân trắc, sinh lý, tâm lý của VĐV.

Một số hình ảnh của buổi nghiệm thu:

Nhóm nghiêm cứu báo cáo kết quả của đề tài

Hội đồng đánh giá kết quả của đề tài

TTƯT.BSCKI. Nguyễn Văn Quang – GĐ bệnh viện TTVN đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài

Print
1504 Đánh giá tin bài:
Hiện chưa có đánh giá
Please login or register to post comments.
Back To Top