Menu
  1. GIỚI THIỆU
  2. TIN TỨC
  3. KHÁM CHỮA BỆNH
  4. TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HTQT
  6. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TUYẾN
  7. ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN
  8. VĂN BẢN NỘI BỘ

TIN TỨC TRONG NƯỚC

Triển khai dịch vụ kỹ thuật mới, khám dinh dưỡng, thể lực giúp tư vấn, dự báo chiều cao và tập luyện TDTT

Bệnh viện Thể thao Việt Nam (TTVN) là bệnh viện đa khoa Ngành, trực thuộc Tổng cục Thể dục thể thao – Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch quản lý, có chức năng, nhiệm vụ là tổ chức khám bệnh, chữa trị chấn thương, phục hồi chức năng cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, cán bộ, công chức, viên chức ngành Thể dục thể thao và nhân dân. Nét đặc thù nhiệm vụ chuyên môn của bệnh viện là chuyên sâu về tư vấn, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng về cơ- xương - khớp và y học thể thao. 
Để tổ chức thực hiện đầy đủ nhiệm vụ này, bệnh viện TTVN đang hoàn tất xây dựng đề án Hệ thống chỉ đạo tuyển y học thể thao toàn Ngành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai dịch vụ mới về y học thể thao, gồm tư vấn dinh dưỡng thể thao, tư vấn tập luyện thể dục thể thao. Mục tiêu cuối cùng là tư vấn cho mọi đối tượng nhân dân có chế độ dinh dưỡng, tập luyện đúng để phát triển tầm vóc, chiều cao, kiện toàn thể lực. Đó cũng là chức năng, nhiệm vụ chính trị chuyên môn được Ngành Thể dục thể thao giao cho, phù hợp với Chương trình, mục tiêu quốc gia tại Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030.


1.    Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao

Theo Mark 
sự phát triển chiều cao ở lứa tuổi dậy thì.
Một trong 3 giai đoạn vàng đó có giai đoạn dậy thì là thời kỳ phát triển chiều cao nhanh nhất. Lứa tuổi dậy thì (qui định là từ 12-18 tuổi) đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục. Tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chiều cao, cân nặng và trẻ sẽ đạt đỉnh của tốc độ tăng chiều cao khi mà trẻ có thể tăng khoảng 10-15 cm/năm và mức tăng sẽ giảm dần sau đó. Ở giai đoạn 10 
tuổi, cứ mỗi năm bé gái  tăng  10 cm chiều cao và tăng dần đến khi đạt được 15 cm một năm ở độ tuổi 12. Đỉnh tốc độ tăng trưởng của trẻ nam là 12 tuổi (10cm/ năm) và đạt tối đa đến 14 tuổi (15 cm/năm). Tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần trong khoảng 15 tuổi ở nữ giới và khoảng 17 tuổi ở nam giới. Thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới là từ 8-17 tuổi, quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho đến qua giai đoạn vị thành niên. Sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao và có thể cả sự hoạt động của các hormone tăng trưởng như IGF-1, steroid sinh dục và các receptor của các hormone. 
Giai đoạn dậy thì, vai trò của khẩu phần ăn càng trở nên rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của trẻ em trong giai đoạn này. Các chất dinh dưỡng chính để tăng trưởng và phát triển gồm protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, iot và kẽm (có trong hải sản, sữa, rau xanh, trứng gà, thịt gà,…, uống nước hoa quả giầu vitamin). Môi trường sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao đủ đúng là yếu tố góp phần phát triển thể lực, chiều cao. Vai trò của hormone GH và các hormone sinh dục. Trong giai đoạn này, cơ thể có nhiều tiềm năng để khắc phục các tình trạng chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng ở các giai đoạn trước. Lưu ý việc dùng thuốc thay thế hormone chỉ sử dụng trong những trường hợp trẻ đã được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng chặt chẽ để chẩn đoán xác định, tuyệt đối không tự ý dùng các thuốc thay thế hormone này sẽ không có tác dụng và nguy hiểm tính mạng của trẻ.
Giai đoạn dậy thì hay độ tuổi dậy thì là quá trình cơ thể trẻ em có những biến chuyển về mặt thể chất lẫn tinh thần. Biểu hiện rõ nhất là cơ quan sinh sản và các đặc điểm giới tính khác như ngực, lông, tóc, giọng nói,...Dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bé gái sắp bước vào giai đoạn dậy thì là ngực bắt đầu phát triển. Sẽ có sự phát triển chênh lệch giữa hai bên vú, trong đó một bên sẽ to hơn bên còn lại trong vài tháng đầu, đồng thời trẻ sẽ cảm nhận đầu vú to ra và mềm hơn. Lông vùng nhạy cảm sẽ phát và được đánh dấu bằng kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bình thường bé gái dậy thì từ 10 đến 14 tuổi. Nếu các dấu hiệu dậy thì nêu trên ở bé gái xuất hiện trước 8 tuổi được gọi là dậy thì sớm. Còn dậy thì muộn là khi ngực khôngphát triển vào độ tuổi 13, kinh nguyệt không bắt đầu trong khoảng độ tuổi 16. Dấu hiệu đầu tiên bé trai sắp bước vào giai đoạn dậy thì là tinh hoàn lúc này sẽ lớn hơn trước, đồng thời bìu bắt đầu mỏng và đỏ dần lên. Lông vùng kín bé trai cũng xuất hiện, tập trung nhiều tại gốc dương vật. Bình thường bé trai xuất hiện dậy thì từ khoảng từ 12 đến 15 tuổi. Nếu các dấu hiệu dậy thì nêu trên ở bé trai xuất hiện trước 9 tuổi là dậy thì sớm. Còn dậy thì muộn xảy ra khi tinh hoàn không phát triển to hơn ở khoảng độ tuổi 14.
Dậy thì sớm hay dậy thì muộn đều là một dạng biểu hiện rối loạn nội tiết và liên quan đến phát triển chiều cao, trẻ dậy thì sớm thường bị thấp còi. Thậm trí dậy thì sớm hay muộn còn có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như u nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp,… Vì vậy, cần phải có biện pháp chẩn đoán sàng lọc sớm để chủ động điều trị.
2.    Tầm soát thấp còi
Việc khám sàng lọc, tầm soát thấp còi để xác định tình trạng dinh dưỡng, thực trạng chiều cao của trẻ, từ đó có tư vấn dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao đúng, phù hợp cho sự phát triển tầm vóc, chiều cao và thể lực tốt nhất cho mỗi giai đoạn lứa tuổi. Mục đích cụ thể của tầm soát thấp còi:

a)    Chẩn đoán sàng lọc trẻ em thấp còi, để chủ động áp dụng các phương pháp tăng trưởng chiều cao. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở độ tuổi từ 6-12 là thời điểm vàng để phát triển tầm vóc, thể lực. Vì vậy  cha mẹ nên cho con em ở lứa tuổi này đi khám phát hiện thấp còi.
b)    Giúp cha mẹ biết được thông tin về dự báo chiều cao đến tuổi trưởng thành (18 tuổi) của con em mình sẽ cao hay thấp. Trong thể thao, dự báo chiều cao còn có giá trị trong tuyển chọn vận động viên các môn thể thao đòi hỏi ưu thế chiều
cao (bóng chuyền , bóng rổ). 
c)    Tầm soán thấp còi sẽ giúp chẩn đoán dậy thì sớm hay dậy thì muộn, nhằm phát hiện các rối loạn nội tiết, suy tuyến giáp, và một số bệnh liên quan khác.
d)    Tầm soát thấp còi còn giúp cho việc xác định tuổi xương (tuổi thực). là chỉ tiêu quan trọng trong lĩnh vực pháp y khi nghi ngờ khai gian độ tuổi để trốn tránh trách nhiệm. Trong thể thao, tuổi thực còn có giá trị để giám định tuổi khai sinh của vận động viên trẻ ở các giải thi đấu thể thao có qui định về độ tuổi. 
3.    Nội dung, quy trình tư vấn dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao, dự báo tầm vóc, chiều cao, thể lực tại bệnh viện Thể thao Việt Nam
Để có cơ sở khoa học cho tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, dự báo tầm vóc, chiều cao và thể lực, bố mẹ và các các cháu thanh thiếu niên cần lưu ý các nội dung khi đến sử dụng dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, chiều cao, tập luyện thể dục thể thao của bệnh viện Thể thao Việt Nam, gồm các nội dung sau:
3.1. Ăn sáng bình thường;
4.2. Thực hiện quy trình đến khám, tư vấn:
a)    Đăng ký một trong các dịch vụ khám, tư vấn: DINH DƯỠNG; PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO VÀ TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO. 
- Đăng ký tại Quầy tiếp đón (Bước 1;
- Đóng tiền tại Quầy thu viện phí dịch vụ (Bước 2);
- Khám, tư vấn, nhận chỉ định xét nghiệm tại Phòng khám, tư vấn DINH DƯỠNG; PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO VÀ TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO (Bước 3)
b)    Đóng phí xét nghiệm tại Quầy thu viện phí dịch vụ theo chỉ định của bác sỹ tại điểm b (Bước 4);
c)    Thực hiện các xét nghiệm tại điểm c (Bước 5);
d)    Khám, tư vấn, nhận kết quả hoặc nhận chỉ định xét nghiệm TIẾP tại Phòng khám, tư vấn DINH DƯỠNG; PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO VÀ TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO (Bước 6)
e)    Đóng phí xét nghiệm TIẾP tại Quầy thu viện phí dịch vụ theo chỉ định của bác sỹ tại điểm e (Bước 7);
f)    Thực hiện các xét nghiệm TIẾP tại điểm f (Bước 8);
g)    Khám, tư vấn, nhận kết quả hoặc ….. tại Phòng khám, tư vấn DINH DƯỠNG; PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO VÀ TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO (Bước 9)
4.3. Các có thể xét nghiệm có thể thực hiện
- Xét nghiệm máu: 
+ Tình trạng dinh dưỡng: Protein máu; Albumin máu; Globulin máu; Các yếu tố vi lượng, đại lượng, vitamin…(sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, iot và kẽm….)
+ Tình trạng nội tiết: testosterone; oestrogen, Growth hormone (gọi tắt là hormone GH), còn được gọi là somatotropic hormone (SH) hoặc somatotropin.
- Hình ảnh: X-Quang; MRI, máy đo mật độ các điểm xương (máy đo tuổi xương)…
- Kiểm tra các thông số nhân trắc học (hình thái).
- Kiểm tra y sinh học sư phạm thể dục thể thao.
- Trắc nghiệm tâm lý.
- Phân tích sinh cơ vận động.
- Đo chức năng tim mạch, hô hấp khi vận động gắng sức…
5. Tổ chức cung cấp dịch vụ
- Địa điểm: Phòng khám, tư vấn dinh dưỡng, chiều cao, tập luyện thuộc Phòng khám đa khoa, Khoa khám bệnh – Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Thể thao Việt Nam, địa chỉ: Đường Đỗ Xuân Hợp, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Thời gian: từ 20/08/2020, các ngày trong tuần (thứ Hai đến Chủ nhật), từ 7h30 đến 16h30.
- Cán bộ thực hiện: các chuyên gia y học
thể thao tại bệnh viện Thể thao Việt Nam.
- Giá dịch vụ: giá xét nghiệm và các trắc nghiệm y học thể dục thể thao theo giá dịch vụ viện phí đã ban hành; Giá tư vấn, khám theo trình độ chuyên môn của
chuyên gia (theo giá dịch vụ viện phí đã ban hành) 
- Liên hệ một trong các địa chỉ sau:
+ 024.37855188 (máy lẻ ban ngày: 325 và đêm 115); 0359913856; 0988897797; 0904026335;
+ducnhuan53@gmail.com; daochinhchinh@gmail.com
+www.benhvienthethaovietnam.com.vn

Print
2559 Đánh giá tin bài:
3.3
Please login or register to post comments.
Back To Top